Sai lầm kinh doanh nguyên liệu pha chế nhất định phải tránh

nguyên liệu pha chế

Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu pha chế ngày càng cao, nhiều người lựa chọn khởi nghiệp bằng các mô hình quán trà sữa, cafe giải khát. Bởi vậy mà kinh doanh nguyên liệu pha chế trở thành lĩnh vực tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh nào cũng có khó khăn nhất định.

Cùng Good Heart tìm hiểu những sai lầm kinh doanh nguyên liệu pha chế trong bài viết này nhé!

Những lầm tưởng về mô hình kinh doanh nguyên liệu pha chế

Không thể phủ nhận tiềm năng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu pha chế. Tuy nhiên tồn tại nhiều lầm tưởng về mô hình này khiến nhiều chủ kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh.

nguyên liệu pha chế

1. Kinh doanh nguyên liệu pha chế ít vốn, lời nhiều

Nhiều chủ kinh doanh khi bắt đầu khởi nghiệp thường có suy nghĩ và mong muốn hòa vốn và sinh lời nhanh trong thời gian đầu. Tuy nhiên việc bán các sản phẩm nguyên liệu pha chế không mang lại lợi nhuận cao như vật. Lãi suất bán hàng được tính là phần chênh lệch giá giữa giá nhập và giá bán. Ngành hàng này có lãi thấp khoảng 500 đồng đến 30000 đồng tùy vào mỗi sản phẩm.

Hầu hết các mặt hàng đều có mức giá chung trên thị trường hoặc được niêm yết trên bao bì nên không dễ để tăng lợi nhuận với mô hình bán lẻ. Việc tăng giá so với các cửa hàng khác sẽ khiến khách hàng bỏ đi. Để thành công trong ngành bán lẻ thì bí quyết chính là giữ chân khách hàng.

Kinh doanh mặt hàng bán lẻ không mang lại lợi nhuận cao nhanh chóng như nhiều người vẫn tưởng tượng. Xác định rõ từ đầu việc bán số lượng để có lợi nhuận để không rơi vào tâm lý thất vọng.

2. Mở cơ sở kinh doanh nguyên liệu pha chế với vốn 100 triệu

Trên các kênh thông tin không khó gì để bắt gặp những lời khuyên như 100 triệu mở cửa hàng bán lẻ, bán nguyên liệu pha chế lợi nhuận cao. Tuy nhiên để mở một cửa hàng bán nguyên liệu pha chế chuyên nghiệp thì cần số vốn từ 200 đến 350 triệu. Nếu bạn may mắn có một mặt bằng kinh doanh như ý không phải thuê thì cần chi trả cho những khoản sau:

  • Chi phí nhập hàng hóa dao động từ 100 đến 150 triệu tùy vào quy mô kinh doanh.

  • Mua sắm các thiết bị trưng bày hàng hóa khoảng từ 20 đến 70 triệu bao gồm giá kệ trưng bày sản phẩm, hệ thống tủ bảo quản sản phẩm,…

  • Thuê nhân viên bán hàng, thu ngân, kho khoảng 10 đến 15 triệu/tháng.

  • Trang bị các thiết bị vận hành từ 10 đến 30 triệu bao gồm máy tính, máy in, máy quét, phần mềm quản lý bán hàng, thiết bị an ninh,…

Nếu bạn có số vốn là 100 triệu thì vẫn có thể kinh doanh pha chế quy mô nhỏ. Nhưng không đủ điều kiện kinh tế để giải quyết các vấn đề phát sinh.

3. Không cần đăng ký giấy phép kinh doanh

Nhiều chủ kinh doanh nghĩ rằng buôn bán nguyên liệu mô hình nhỏ không cần giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thì tất cả hoạt động thương mại độc lập của cá nhân với mục đích sinh lời đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Một số trường hợp không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Buôn bán, mua hàng rong, không cố định trên một địa điểm cụ thể.

  • Bán các sản phẩm quà vặt như đồ ăn, nước uống, quà bánh tại địa điểm cụ thể hoặc không.

  • Hoạt động buôn bán nhỏ lẻ không cố định địa điểm kinh doanh.

  • Buôn chuyến, mua hàng hóa từ nơi khác theo chuyến nhằm mục đích bán lại cho người mua buôn hoặc mua bán lẻ.

  • Các dịch vụ như đánh giày, bán vé số, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, chụp ảnh,…

Kinh doanh nguyên vật liệu pha chế không nằm trong các mục trên nên các chủ kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh đầy đủ.

4. Kinh doanh nguyên liệu pha chế online sẽ dễ hơn

Hiện nay, hình thức mua bán hàng online trực tuyến rất phát triển và được người tiêu dùng ưa chuộng vì sự tiện lợi, nhanh chóng. Các kênh bán hàng online còn mang lại cho người bán rất nhiều khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên không phải cứ kinh doanh online sẽ dễ dàng hơn.

  • Thị trường online cạnh tranh bởi có rất nhiều đối thủ khác cũng tận dụng tiềm năng kinh doanh này. Việc của bạn là phải tìm cách nổi bật hơn đối thủ để thu hút và giữ chân khách hàng.

  • Không dễ dàng để có được khách hàng thân thiết bởi để tạo dựng được niềm tin với khách hàng khi không trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ trực tiếp. Nếu không nâng cao chất lượng sản phẩm, chương trình khuyến mãi thì không thể khiến khách hàng quay lại.

  • Khó khăn trong quá trình vận chuyển, nhiều sản phẩm nguyên liệu pha chế có hạn ngắn, phải bảo quản lạnh, nên xảy ra nhiều rủi ro khi đến tay khách hàng.

Top 5 sai lầm khi kinh doanh nguyên liệu pha chế

Dưới đây là 5 sai lầm mà nhiều người mắc phải khi kinh doanh nguyên liệu pha chế. Nếu bạn cũng đang khởi nghiệp với mô hình này thì lưu lại nhé.

nguyên liệu pha chế

1. Thiếu tinh tế trong bài trí

Khi bán các loại nguyên liệu pha chế, có rất nhiều loại hàng và số lượng khác nhau khiến chủ kinh doanh nhầm lẫn. Nhiều người bày sản phẩm khắp nơi, tất cả số lượng khiến cửa hàng giống như một cái kho. Việc này gây khó khăn nhầm lẫn trong việc tìm sản phẩm của cả khách hàng và nhân viên.

Để tối ưu nhất thì chỉ nên bày biện  số lượng 3 đến 5 sản phẩm mỗi loại. Các loại mặt hàng topping pha chế như trân châu, thạch nha đam,… có sức tiêu thụ nhanh và liên tục thì cho số lượng nhiều hơn. Và những sản phẩm bán chậm thì giảm số lượng để lấy diện tích cho các loại khác.

2. Không ngăn cách sản phẩm khi trưng bày

Rất nhiều cửa hàng sử dụng kệ trưng bày không có ô hoặc vách ngăn. Mỗi sản phẩm chủng loại khác nhau sẽ có cách bảo quản và cách sắp xếp khác nhau. Bởi vậy mà nên tạo không gian bằng cách lắp thêm vách ngăn, mỗi loại hàng hóa cách nhau 3 đến 4cm. Vừa giúp cửa hàng trông ngăn nắp vừa khiến khách hàng quan sát dễ dàng hơn.

3. Không công khai giá của nguyên vật liệu

Hiện nay với công nghệ quét mã sản phẩm khi thanh toán đã loại bỏ được tình trạng nhầm giá. Tuy nhiên các cửa hàng vẫn nên công khai giá bằng cách dán thông tin trực tiếp lên kệ hàng giúp tăng trải nghiệm khách hàng. Chắc chắn khách hàng sẽ thích quay lại những cửa hàng công khai giá sản phẩm để họ có thể cân nhắc khi mua hàng.

4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng nhanh chóng và tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu nhất có thể. Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần chú ý các yếu tố thoáng mát, dễ nhìn, bắt mắt và tại các khu vực nhiều quán cafe, trà sữa,….

5. Không kinh doanh mặt hàng đông lạnh

Nhiều chủ kinh doanh e ngại nhập các mặt hàng đông lạnh vì phải có phương pháp bảo quản phù hợp. Việc đầu tư các thiết bị tủ mát, tủ đông tốn khá nhiều chi phí nên nhiều cửa hàng chọn  không hoặc rất ít các mặt hàng đông lạnh. Tuy nhiên đây lại trở thành lợi thế cạnh tranh của những cửa hàng phân phối hàng đông lạnh.

Kinh nghiệm mở đại lý nguyên liệu pha chế thành công

Để vận hành đại lý nguyên liệu pha chế thành công, các bạn chú ý một số kinh nghiệm hiệu quả nhất dưới đây:

nguyên liệu pha chế

1. Tối ưu chi phí từ khi bắt đầu

Trước khi bắt tay mở cửa hàng nguyên liệu pha chế, các bạn cần lên kế hoạch chi tiết về các khoản chi phí của cửa hàng: nguồn vốn nhập hàng, các thiết bị lắp đặt, thuê mặt bằng kinh doanh, thuê nhân viên, các khoản chi phí phát sinh,… Từ đó giúp bạn tối ưu chi phí, tiết kiệm nguồn vốn và đầu tư có lời cho cửa hàng của mình.

Trang thiết bị bắt buộc phải có như kệ trưng bày, kệ chứa hàng tồn kho, quầy thu ngân, máy tính, máy in, máy quét mã,… Tùy vào điều kiện kinh tế để lựa chọn mặt hàng phù hợp.

Bởi cửa hàng có nhiều hàng hóa nhỏ lẻ, nên chủ kinh doanh cần lắp camera giám sát, hệ thống an ninh chắc chắn để không bị thất thoát.

Hệ thống đèn chiếu sáng, máy hút ẩm để bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

2. Bảo quản nguyên liệu đúng cách

Phần lớn các sản phẩm nguyên liệu pha chế có hạn ngắn, dễ hỏng nên phải chú trọng phương thức bảo quản. Đầu tư hệ thống máy điều hòa nhiệt độ phù hợp, tủ mát, tủ đông để bảo quản hàng đông lạnh. Hệ thống đèn chiếu sáng, máy hút ẩm cung giúp bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

3. Đưa ra giải pháp giải phóng hàng tồn kho

Dù đông khách hay ít khách thì việc tồn kho là điều không thể tránh khỏi tại tất cả các cửa hàng. Việc sản phẩm tồn kho nhiều khiến diện tích trưng bày giảm, gây khó khăn trong việc nhập hàng mới. Bởi vậy mà nên kiểm kê hàng hóa thường xuyên, cập nhật xu hướng tiêu dùng để đưa ra những phương án tiêu thụ cụ thể. Các bạn có thể áp dụng các chương trình giảm giá sản phẩm, tặng kèm, bán theo combo, tạo sự kiện tặng quà,…

Trên đây là chia sẻ về những sai lầm mà những chủ kinh doanh nguyên liệu pha chế rất hay gặp phải. Qua bài viết này chúc bạn luôn thành công và thu về lợi nhuận cao trong quá trình kinh doanh.

Fanpage: Nhà sản xuất NLPC Good Heart 

Hotline : 0905 787 092
Zalo : 0905 787 092

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *